Phong thủy cầu thang - Xay nha nho

{[['']]}

[Xay nha nho] - Nếu đã chú ý đến phong thủy của ngôi nhà thì cầu thang là một hạn mục không thể bỏ qua. Một cầu thang được bố trí đúng phong thủy mang lại cho gia chủ rất nhiều điều: tránh bệnh tật, giữ tiền tài, nguyên khí trong ngôi nhà...
Cầu thang rất quan trọng trong giao thông theo trục đứng của ngôi nhà. Theo phong thủy, cầu thang là điểm khởi đầu dẫn luồng khí trong lành đến các phòng sinh hoạt của cả ngôi nhà. Vì thế điểm khởi đầu của cầu thang trong nhà phải sáng sủa, thông thoáng và được đặt vào cung “lành”, hướng tốt.


Không nên đặt cầu thang giữa nhà. Cầu thang chạy thẳng ra cửa chính sẽ làm tiền của ”chảy” mất. Bạn có thể khắc phục bằng cách uốn cong mấy bậc đầu, vừa cách điệu vừa hợp phong thuỷ.

Cầu thang uốn hình cánh cung giúp khí lưu chuyển dễ dàng, nhưng nếu xoáy trôn ốc (hình tròn) thì không tốt, giống như mở nút chai nguy hiểm. Bậc thang chỉ có tâm nằm ngang, không có tâm đứng, hở bậc, thiết kế như vậy là vượng khí thoát ra ngoài giống lỗ hổng trong nhà, đều không tốt. Nên lỡ chạm phải điều cấm kỵ thì khắc phục bằng tấm gương, khánh nhạc, chậu cây hoặc đèn sáng, tuỳ trường hợp cụ thể.
Tổng số các bậc thang phải tuân theo thuyết trường sinh, nghĩa là tuân theo chuỗi sinh – lão – bệnh – tử. Theo đó, tổng số bậc mỗi tầng khi đem cho 4, số dư còn lại sẽ ứng với: 1 – Sinh, 2 – Lão, 3 – Bệnh, 4 – Tử. Nếu chia hết thì bậc cuối cùng rơi vào chữ “tử” là tuyệt đối không tốt, cần phải xây số bậc cầu thang là số lẻ sao cho bậc dư là con số 1 – chữ “sinh”. Chính vì thế mà người ta còn gọi đây là nguyên tắc 4 + 1.

Điều này không những đảm bảo thuận tiện về sinh hoạt, đồng thời cũng mang lại cho chúng ta cảm giác yên tâm, thoải mái trong ngôi nhà của mình. Số lượng bậc thang được tính từ bậc thứ nhất cho tới điểm kết thúc (chiếu tới, hành lang). Nếu có chiếu nghỉ thì chiếu nghỉ được tính như một bậc thang bình thường.

Kiểu cầu thang

Có thể thiết kế cầu thang theo nhiều kiểu:
  • Kiểu tấm đan sàn bê tông cốt thép: Kiểu này người ta vỉa bậc bằng gạch, dùng cốn 2 bên hoặc 1 bên (bên kia chèn vào tường), cốn gở giữa kiểu cánh chim.
  • Kiểu gấp khúc (hình răng cưa): bằng bê tông cốt thép, không có tấm đan ở dưới. Kiểu này trông đẹp nhưng khó thi công, phải đổ bê tông toàn khối theo từng bậc.
  • Cầu thang tròn: có thể dùng 1 trụ bê tông cột thép ở giữa và hoàn tất các mặt bậc vào cột hoặc là tấm đan hình xoáy ốc cao dần lên.
  • Cầu thang liền 1 dải: rất ít làm vì quá dài. Thông thường, nên cách điệu thành 2 đợt hoặc theo hình chữ U, 3 đợt. Bậc thang được chia đều cho các đợt thang, hoặc bố trí theo kiểu đợt nhiều đợt ít, tuỳ mặt bằng. Giữa hai đợt thang, chân nghỉ không có bậc nhưng nền nhà hẹp vẫn có thể đặt thêm vài bậc, không nên chỉ đặt một bậc, dễ gây hụt hẫng.

Các điểm cần lưu ý

  • Lan can cần thoáng, nên dùng hoa sắt uốn đẹp hơn xây gạch đặc.
  • Vật liệu ốp mặt ngoài chủ yếu phủ granito ốp đá, nhưng đẹp và sang nhất là dùng gỗ ốp toàn bộ với tay vịn bằng gỗ nhuộm màu thẫm.
  • Phần mép bậc không trang trí quá nhiều gờ phức tạp vì đó là nơi chân người đi dễ đụng phải, có thể vấp ngã.
  • Mỗi thang bậc cũng nên làm phẳng, không dốc vào phía trong hay bên ngoài.

Một số khái niệm và những thông số kỹ thuật với cầu thang nhà dân dụng:

  • Chiều rộng của thân thang: Trong kiến trúc nhà ở dân dụng hiện nay, cầu thang thường rộng từ 0,9 – 1,2m.
  • Độ dốc của cầu thang: Độ dốc của cầu thang được quyết định bởi tỉ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang, có quan hệ mật thiết với khoảng rộng của bước đi, được tính bằng công thức 2h + b = 600mm (trong đó: h là chiều cao bậc thang; b là chiều rộng bậc thang). Trong các công trình kiến trúc, độ cao của bậc thang trong nhà thường từ 150mm – 180mm, chiều rộng tương ứng từ 240 – 300mm.
  • Kích thước của chiếu nghỉ: Chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang, đồng thời phải thuận tiện trong quá trình vận chuyển.
  • Chiều cao của lan can: Thông thường, chiều cao của lan can có liên quan mật thiết với độ dốc của cầu thang. Với cầu thang không dốc, lan can nên được làm cao một chút. Chiều cao của lan can được tính từ trung tâm của mặt bậc thang đến mặt trên của tay vịn là 900mm.
Theo Vzone

Một số mẹo khắc phục cầu thang không đúng phong

Cầu thang được coi là quan trọng trong môn phong thủy. Cầu thang dẫnkhí từ tầng này lên tầng kia nó phải rộng rãi, sáng sủa và không bị tùtúng vì trần thấp.

Nếu nó tối và thấp khí sẽ bị chận lại, hãy treo 1tấm gương lên trần và tăng cường chiếu sáng để làm tăng nguồn khí.Tránh làm bậc thang trống dưới nền bậc vì kiểu này không dẫn khí lêntrên được.Cách chữa: Thiếttrí cây cảnh trong chậu, đặt dưới cầu thang để giúp khí lưu chuyển từdưới đất lên đầu cầu thang.

Nếu bậc thang dựng quá cận vào 1 vách tườngthì treo 1 tấm gương trên tường để tượng trưng cho khoảng cách.

Người Trung Hoa tránh đặt cầu thang chạy thẳng xuống cưa ra vào chính — cái đó khiến cho khí và tiền tuôn chảy mất.

Cách chữa: Treo 1 khánh nhạc hay quả thủy tinh cầu vào giữa bậc thang cuối với lối vào để làm nhẹ dòng khí chuyển.

Nếu nền nhà không có bậc cấp thì người sẽ phải 3 chìm 7 nổi. Đời sống, tìnhcảm và công việc không đều đặn và có khó khăn trở ngại. Nhà trệt haynhà song lập là tốt nhất. nhà có bậc cấp (nền chia ra chỗ cao, chỗthấp) nên làm bậc đi càng rộng càng tốt vì khiến cho chủ nhà lên xuốngan toàn, vững chắc hơn.

Nếucăn phòng có bậc cấp, giường ngủ phải đặt ở phần cao hơn, nhưng khôngnên để quá tù túng. Nhà có nhiều bậc cấp trong nền nhà làm hại cho nghềnghiệp và sức khỏe của thân chủ, cách tốt nhất là làm bậc lên xuốngrộng lớn và viền cây cối, bậc thang uốn hình cung là tốt đẹp hơn cả.

Nhưngcầu thang xoáy trôn ốc thì nguy hiểm, nhìn xuyên xuống như cái nút chailàm chết người. Cầu thang xoắn ốc không những hở bậc thang mà còn làmkhí thóat ra còn giống như cái lổ hổng trong nhà. Nếu cầu thang để gầntrung tâm căn nhà chủ thể đau tim và có vấn đề trở ngại với thuốc mentrong vòng ba năm.

Cách chữa: Gói cây nho hay vật gì xanh đặt trên tay vịn rồi thiết trí đèn sáng trên trần chiếu xuống cầu thang từ đấu đến cuối để dẫn khí.
Theo: phongthuyphuongdong.com

Cầu thang trong phong thủy Lạc Việt
Xét dưới góc nhìn Phong thủy thì cầu thang chiếm một phần diệntích trong nhà mang tính động. Cầu thang có xu hướng vươn lên cao.

Bởi vậy trong phong thủy quan niệm cầu thang thuộc Mộc. Làđường dẫn khí lên các tầng trên. Do vậy, cầu thang không được thoái khí và phảibảo đảm tính chứa và dẫn khí.

 

 Hình 1
Hình 2
  
Hai bên các bậc cầu thang phải có thành cầu thang để che chắn.Những cầu thang xây theo kiểu hiện đại như cầu thang xương cá, cầu thang khôngcó thành chắn đều không được tốt theo quan niệm phong thủy. Hình minh họa trongbài cho thấy những loại cầu thang không tốt.

Trên đây là hình minh họa loại cầu thang hoàn toàn vô khí,vì không có tính dẫn khí lên các lầu trên (h.3). Đặc biệt không dùng cầu thangxoắn quanh cột (h.4). Loại cầu thang này sẽ tạo một khí xoắn quanh cột khiếnDương khí bị xoắn lại hại gia chủ và người nam trong nhà.

Tùy vị trí cầu thang với các phương vị: Trung cung hại giachủ. Đoài - con út; Cản - Cha mẹ, Khảm - Trung Nam, Chấn - Trưởng nam, Cấn -Thiếu Nam, Khôn - Mẹ, Ly - Trung Nữ, Tốn - Trưởng nữ

Cầu thang nên tránh đặt giữa nhà. Trong trung cung lại chialàm 9 phần như phương pháp tìm trung cung của diện tích đất.

Hình 3

Phần giữa của Trung cung gọi là biệt cung, đặc biết cấm kỵ đặtbậc cầu thang ở đây. Các trường hợp bất khả kháng thì cũng cố tránh đặt bậc cầuthang đầu tiên vào giữa nhà . Bởi vì Trung cung thuộc hành thổ, sẽ bị cầu thangthuộc Mộc khắc.

Tránh làm cầu thang quá dài từ tầng này lên tầng khác. Cầuthang càng dài thì khí càng yếu. Số bậc cầu thang mỗi tầng phải chia hết cho 4và dư 1.

Lưu ý hành lang, bậc nghỉ liên quan đến cầu thang phải có gờbao phía dưới tay vịn để tránh thoái khí (h.5). Cầu thang cũng không được đâmthẳng vào bếp hoặc cửa nhà vệ sinh ở bất cứ tầng nào (h.1). Đồng thời, cần lưuý không để đà ngang (xà nhà) đè lên cầu thang
                                                                                                                                                             
Hình 4
Hình 5
   
Cầu thang nên đặt ở những nơi thoáng đãng, sinh khí dồi dào ởtrong căn nhà và đi từ hướng tốt đi lên. Như vậy sẽ bảo đảm được các tầng trênthu được khí tốt của căn nhà. Tuyệt đối kiêng kỵ đặt cầu thang đi từ phía saunhà đi lên.

Bởi vì, khí trong nhà đi từ ngoài vào và thoái ở phía sau. Nếucầu thang đặt đi từ phía sau nhà lên các tầng trên sẽ lần lượt suy khí. Người ởtrong nhà sức khỏe, tài lộc sẽ suy giảm. Thậm chí khi dương khí suy kiệt nặng,âm khí vượng sẽ dễ mắc các bệnh hoang tưởng và thần kinh

Trong Phong Thủy cầu thang còn được coi như khúc ruột trongcơ thể người. Bởi vậy tránh làm cầu thang đứt đoạn.

Cụ thể là: Tầng một thì cầu thang đặt ở đầu hành lang, lên tầng2 - 3 thì cầu thang lại đặt cuối hành lang, hoặc vị trí khác.

Trường hợp này phải khắc phục bằng cách trải thảm nối các bậcvà các vị trí cầu thang lại. Trong trường hợp nhà không vượng khí, đủ để dẫnlên các tầng trên qua cầu thang, thì nên đặt hồ nước phun dưới gầm cầu thang vàcó đèn chiếu sáng, để tăng cường sinh khí (h.2).

Cầu thang luôn phải đi lên từ  hướng tốt của gia chủ - đây là điều kiện tốithiểu.

Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương
Hãy chia sẻ nếu bài viết hay :

No comments:

Post a Comment

 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2013. Chợ xây dựng - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Seo Service Srilanka